Phong cách âm nhạc Antoine Brumel

Brumel sống ở một nơi mà những thay đổi về âm nhạc đang diễn ra ở châu Âu đầu thế kỷ 16. Trong những thay đổi đó, phong cách cũ hay sự phân giọng ca sĩ, đã được thêm tính chất êm ả, bình đẳng và đồng thời. Những thay đổi như thế này có thể tìm thấy trong âm nhạc của Brumel. Nếuu như các tác phẩm đầu tiên của ông gắn liền với phong cách cũ thi những tác phẩm sau đó đã mang tính chất phức điệu, điều có thể thấy trong âm nhạc của thế hệ của des Prez.

Hợp xướng

Đây là thể loại được biết đến nhiều nhất của Brumel. Các kỹ thuật trong các bản hợp xướng này làː Thỉnh thoảng Brumel sử dụng đến cantus firmus, kỹ thuật dần trở nên cổ xưa vào cuối thế kỷ 15, cũng như kỹ thuật hợp xướng chú thích, thứ kỹ thuật làm cho những thứ cụ thể phức tạp lên và trong đó có sự mô phỏng. Brumel sử dụng sự mô phỏng theo cặp, giống như des Prez, nhưng lại theo một lối thông suốt hơn các nhà soạn nhạc nổi tiếng hơn ông. Một kỹ thuật tương đối khác thường mà ông sử dụng trong một bản hợp xướng không tiêu đề đã giúp cho các giọng ca khác nhau thể hiện các phần khác nhau (thường thì các tiêu đề của các bản hợp xướng của ông có xuất phát từ những tác phẩm tồn tại trước đó, thường là plainchant, motet hoặc chanson, ít khi các bản hợp xướng của ông không có tiêu đề). Hầu hết các bản hợp xướng của Brumel được viết cho bốn giọng ca.[1]

Motet, chanson và các tác phẩm dành cho nhạc cụ

Brumel viết một số lượng lớn các tác phẩm thuộc các thể loại này. Phong cách âm nhạc của ông trong các tác phẩm này cũng xuyên suốt cuộc sống của ông. Những tác phẩm đầu tiên của ông sử dụng sự bất quy tắc và tính phức tạp có giai điệu, điều đặc trưng trong âm nhạc của thế hệ Johannes Ockeghem, những tác phẩm sau lại là phức điệu mô phỏng êm ái của des Prez và kết cấu chủ điệu đang có ở Ý. Một đặc điểm riêng biệt trong phong cách âm nhạc của Brumel đó là ông sử dụng cả bình thơ có âm tiết nhanh trong các tác phẩm mang tính hợp âm, thúc đẩy phong cách madrigal thế kỷ 16. Đặc điểm này thỉnh thoảng xuất hiện trong các đoạn "Credo" của các bản hợp xướng do ông sáng tác. Theo logic mà nói, kể từ đoạn "Credo" là đoạn dài nhất và nếu muốn nó giống với các đoạn khác trong bản hợp xướng thì đó sẽ là một sự mất cân đối lớn.